Nếu bạn đã là một người nói tiếng Anh cừ khôi thì không cần phải đọc câu chuyện này. Tuy nhiên, tôi đoán chắc rằng nếu đang đọc từng con chữ đang nhảy múa ở đây thì bạn không phải là một người nói tiếng Anh xuất sắc. Và bạn cũng đang loay hoay đi tìm con đường tự học tiếng Anh của mình. Vậy thì chúng ta cùng nhau khám phá nhé.
Tôi không nhớ chính xác ngày đầu tiên mình được tiếp xúc với một ngoại ngữ được gọi là Tiếng Anh ở trường, có lẽ là hồi lớp 5??? Nhưng có một điều mà tôi nhớ rất rõ đó chính là trải qua hàng chục năm cày cuốc vất vả ở trường, cho dù chăm chỉ làm bài tập hay điểm số có cao đến đâu đi chăng nữa thì tới khi bước ra ngoài đời bươn chải tôi vẫn chẳng thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Điều đó chẳng phải là một sự lãng phí thời gian quá lớn sao?
Nếu bạn là người đã đi làm và trải nghiệm cuộc sống công việc mà không có tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cảm xúc này. Tôi thường hãy suy nghĩ về bản thân, tại sao mình học tiếng Anh bao lâu như vậy mà vẫn không thể nói một câu hoàn chỉnh? Mỗi lần gặp người nước ngoài là chỉ có “Hello! How are you?…” và rồi…done! hết chuyện! Đã có những lúc tôi nghi ngờ bản thân mình, phải chăng mình quá vô dụng tới mức này?
Nếu bạn đang là sinh viên thì xin chúc mừng, bạn đang là một người giàu, rất giàu. Bạn có cả tá thời gian để rèn rũa. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn có dám ra quyết định hành động hay không?
Đúng vậy, HÀNH ĐỘNG.
Hành động là cách duy nhất khiến tôi từ một người không thể “rặn” ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh trở thành một Huấn luyện viên (Coach) tiếng Anh chỉ sau 1 năm.
Đây là video đầu tiên tôi có thể đứng trước đám đông và nói một bài tiếng Anh hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh! Đúng vậy! Hoàn chỉnh! Tôi còn nhớ như in cái cảm giác của ngày đó 4 năm về trước. Lúc này tôi đang đi làm nhân viên kinh doanh mảng thiết kế website cho một công ty tại Hà Nội. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi học được một câu chuyện tiếng Anh và sau đó kể nó cho mọi người trong phòng. Và cũng là lần đầu tiên trong đời được thu hình mình qua camera.
Trước khi bước vào phòng, toàn thân tôi run cầm cập không kiểm soát. Tôi cố gắng hít thở lấy lại bình tĩnh…và…bước vào…vì quá run nên lúc đầu tôi không thể nói trôi chảy nhưng dần dần một cảm giác tuyệt vời chảy khắp cơ thể khiến tôi vô cùng phấn khích.
Mình đây sao? Mình đang nói tiếng Anh sao? Phía dưới rất đông người sao? Có người đang quay phim mình sao? Đây là thật hay mơ?
Bạn có thể xem video đầu tiên đó tại đường link này: https://youtu.be/uWBEP4-KCSk
Sau đó 1 năm tôi trở thành một Huấn luyện viên tiếng Anh và đã xây dựng được một kênh Youtube dành cho Kỹ sư xây dựng hiện tại đã hơn 11000 người đăng ký và hơn 11 triệu view: https://www.youtube.com/user/English4Construction
Gần đây tôi cũng mới tạo thêm một kênh Học tiếng Anh Xây dựng Online với các video chia sẻ chuyên sâu hơn về cốt lõi và phương pháp, bạn có thể tham khảo tại đây.
Tất cả video trên kênh đều do tôi ghi âm lại, và đó là một điều quá đỗi tuyệt vời.
Cảm giác đó cũng đang dâng trào khi tôi viết những dòng chia sẻ này với bạn. Và sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn có thể tự mình trải nghiệm nó!
Câu hỏi đặt ra là: Bạn có muốn?
- Bạn có muốn nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh?
- Bạn có muốn thực hiện một bài thuyết trình tiếng Anh ấn tượng?
- Bạn có muốn nói tiếng Anh trôi chảy và tự nhiên mà không cần phải suy nghĩ tới ngữ pháp?
Có lẽ, bạn không cần phải trả lời 3 câu hỏi trên, vì khi đã đọc tới đây thì chắc chắn đó là điều bạn muốn. Và tôi biết bạn còn muốn nhiều hơn thế.
Vậy làm thế nào mà tôi, từ một người có thể nói là không biết gì về tiếng Anh lại có thể tiến xa như vậy?
Biểu đồ Phương trình tìm ra Phương pháp Chìa khóa
Tôi đã mất rất nhiều thời gian kiếm tìm phương pháp học tiếng Anh từ học thuộc ngữ pháp, đọc sách báo, xem BBC, CNN, xem phim…nhưng tất cả đều QUÁ KHÓ. Tôi không thể nào bắt kịp và hiểu được họ đang nói cái quái gì? Đọc sách báo thì chỉ được vài câu là bắt đầu díp mắt vào, đầu óc quay cuồng…và kết quả là BỎ DỞ.
Tiếp tục tìm kiếm và tôi đã tìm ra chiếc chìa khóa để mở toang cánh cửa ngoại ngữ trong đầu mình. Và đây chính là video đã khiến tôi bừng tỉnh. Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để xem.
Mặc dù khi đó khá khó khăn và mất thời gian để hiểu nhưng rất may là Mr. AJ Hoge nói rất dễ nên tôi vẫn có thể Google dịch và hiểu. Việc đầu tiên tôi làm là “cày nát” 7 nguyên tắc để nói tiếng Anh xuất sắc của thầy. 7 nguyên tắc đó là gì? Bạn sẽ thấy nó khi đọc tiếp.
Đây mới là thời điểm mà tôi thực sự học và nói tiếng Anh. Một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi bắt đầu luyện công theo bộ tài liệu và theo sự hướng dẫn chính xác của thầy AJ. Và kết quả như bạn đã thấy, giờ tôi có thể thoải mái sử dụng tiếng Anh mà rất ít khi gặp trở ngại.
Nếu không thực sự trải qua quãng thời gian tuyệt vời đó, thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ đọc được những dòng này từ tôi mà sẽ là từ một người nào đó. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi rất muốn bạn cũng làm được điều tương tự như tôi đã làm và tiến xa hơn nữa.
Tôi sẽ nói về cách thức học chi tiết sau đây, nhưng trước đó tôi muốn đưa cho bạn một thử thách đó là vượt qua mốc thời gian cày cuốc của tôi. Bạn có biết ngày đó tôi dành ra bao nhiêu thời gian để nghe tiếng Anh không? Hãy đoán một con số đi nào? 30 phút? 45 phút? 1 tiếng? 2 tiếng? 3 tiếng mỗi ngày?
12 tiếng! 12 tiếng! ĐÓ LÀ 12 TIẾNG MỖI NGÀY!
Điều đó đủ để cho bạn thấy rằng tôi điên cuồng với phương pháp này thế nào. À đương nhiên tôi chỉ kéo dài được khoảng thời gian huy hoàng đó trong 3 tháng, sau đó là 6 tiếng và hiện tại là trung bình 2 – 3 tiếng mỗi ngày, đều đặn.
Nhưng, bạn không cần phải làm điều đó, vì bạn còn công việc, học tập, bạn bè,…và nhiều thứ khác…nhỉ?
Tất cả những gì bạn cần là 2 tiếng mỗi ngày và làm theo chính xác sự hướng dẫn của tôi. Nghe có vẻ dễ dàng?
Chúng ta hãy cùng đi sâu vào phương pháp ngay sau đây!
Niềm tin chiếm 80% thành công của bạn
Henry Ford từng nói: “Cho dù bạn nghĩ mình có thể, hay không thể, thì bạn đều đúng!”.
Tại sao lại như vậy?
Hãy trở lại thời điểm bạn còn ngồi trên ghế nhà trường, học rất nhiều ngữ pháp, làm rất nhiều bài tập nhưng tất cả chỉ để phục vụ cho việc thi cử. Và bạn vẫn không thể nói tiếng Anh trôi chảy…
Bạn nhìn xung quanh, bạn bè cũng bằng đấy thời gian, thậm chí còn hơn khi họ còn học thêm lớp này lớp nọ nhưng vẫn không thể nói tiếng Anh trôi chảy…
Thậm chí một sự thật còn đau lòng hơn đó là chính giáo viên của bạn cũng chẳng thể nói tiếng Anh trôi chảy…
Vậy thì làm sao bạn có thể nói tiếng Anh trôi chảy được? Đúng không?
Đúng! Và cái niềm tin tiêu cực này nó đã, đang và sẽ không buông tha nếu bạn không hành động.
Khi bạn tin rằng nói tiếng Anh quá khó, mình chẳng thể nói được câu nào ra hồn, chắc mình chẳng bao giờ nói được như “người ta”. Thì ngay lập tức tâm trí bạn sẽ tìm ra mọi chứng cứ để chứng minh cho cái niềm tin đó là hoàn toàn chính xác.
Một ví dụ đơn giản hơn là khi bạn ghét một ai đó, bạn sẽ có đủ mọi lý do trên trời dưới biển để ghét họ.
Đằng nào cũng mất công nghĩ. Vậy tại sao không suy nghĩ tích cực ngay từ đầu?
Một công việc tôi luôn luôn và không bao giờ quên đối với học viên của mình là yêu cầu họ đọc “thần chú”. Và bạn cũng nên làm điều này.
- I do believe in myself! – Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình!
- English Speaking is Easy! – Nói tiếng Anh thật là dễ dàng!
- I’m a Great English Speaker! – Tôi là một người nói tiếng Anh xuất sắc!
Ba câu thần chú này có tác dụng xua tan những suy nghĩ tiêu cực khỏi tâm trí bạn, để có chỗ trống cho những niềm tin tích cực hơn, mạnh mẽ hơn đi vào. Và có thể bạn chưa nhận ra, nhưng bạn vừa nói được 3 câu tiếng Anh tích cực, mạnh mẽ, trôi chảy và hoàn chỉnh đấy!
Niềm tin có sức mạnh cực kỳ ghê gớm. Không chỉ tác động đến việc học tiếng Anh mà còn ở tất cả các mặt khác của cuộc sống. Bạn sợ nước, bạn từng suýt chết đuối và bạn thề sẽ không bao giờ tập bơi, thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết bơi. Ngược lại, nếu bạn từng bước tập bơi, với người hướng dẫn thì một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một vận động viên bơi lội đẳng cấp quốc tế.
Tất cả đều có thể xảy ra.
Bạn biết điều gì đang ngăn cản bạn nói tiếng Anh trôi chảy không? Do phương pháp? Do giáo viên? Do năng khiếu?
Tất cả đều không đúng!
Câu trả lời chính xác và duy nhất đó CHÍNH LÀ BẠN! Vâng CHÍNH BẠN! Bạn chính là nguyên do của thất bại bấy lâu nay.
Vậy nên, điều đầu tiên HÃY TIN VÀO CHÍNH BẠN. Và bạn sẽ đạt được thành quả ngoài mong đợi. Ngay cả bạn còn không tin chính mình thì còn ai có thể? Đúng không?
Hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực. Hãy gạt bỏ mọi thứ. Hãy xóa trắng quá khứ. Hãy bắt đầu lại từ đầu. Như tờ giấy trắng, như một đứa trẻ. Suy nghĩ ít đi và hành động nhiều hơn.
Vậy nên, trước khi học tiếng Anh hãy đứng trước gương, hít một hơi thật sâu, nở một nụ cười rạng rỡ và hét thật to 3 câu thần chú:
- I DO BELIEVE IN MYSELF!
- ENGLISH SPEAKING IS EASY!
- I’M A GREAT ENGLISH SPEAKER!
Và bắt tay vào chiến đấu!
Học bằng cả cơ thể
Đừng bao giờ! Đừng bao giờ cắm mặt vào sách giáo khoa, ngữ pháp nữa. Hãy đứng dậy, chộp lấy điện thoại hoặc máy nghe nhạc, cắm tai nghe và chạy bộ xung quanh. Nếu không thể ra ngoài trời, hãy đi lại trong phòng, hoạt động cơ thể.
Tại sao?
Tại sao ư? Có lẽ bạn biết thừa câu trả lời rồi! Bạn ngồi cắm mặt vào sách hay màn hình máy tính để học tiếng Anh được bao lâu trước khi gục hẳn?
Lý do bạn cần hoạt động cơ thể là để sản sinh ra năng lượng tích cực. Có thể bạn cũng biết rằng tâm trí thoải mái thì cơ thể thoải mái – cơ thể thoải mái thì tâm trí thoải mái. Và học tập lúc thoải mái bao giờ cũng dễ dàng và hiệu quả hơn đúng không?
Một công đôi việc, vừa có cơ thể khỏe khoắn lại vừa chém gió được tiếng Anh. Còn gì tuyệt hơn?
Học cụm từ (hoặc câu) không bao giờ học từ riêng lẻ
Bạn đã tự mình trải nghiệm rồi, rằng học từng từ riêng lẻ rất khó nhớ, và khi nhớ rồi sẽ quên rất nhanh. Thế mới đau!
Ví dụ chúng ta có từ “LOVE”. Bình thường bạn sẽ học bằng cách đọc “love, love, love, love, love….” sau đó là chuyển sang từ khác. Nhưng khi bạn muốn nói nó thì lại loay hay không biết dùng như nào? Chia thì ra sao? Tôi không nói đến câu mà ai cũng biết “I LOVE YOU” nhé!
Thay vào đó bạn hãy học cả câu ví dụ: Jan loves ice-cream! Hãy viết nó ra sổ tay hay bất cứ thứ gì “Jan loves ice-cream…”. Jan love_s ice-cream. x100
Và đoán xem, khi bạn muốn nói rằng cô ấy rất thích kem bạn sẽ ngay lập tức bật ra được cả câu hoàn chỉnh “Jan loves ice-cream.” đúng ngữ pháp! Vâng! Đúng ngữ pháp. Bạn thấy chữ “s” đằng sau từ “love” chứ?
Còn gì tuyệt hơn việc không phải học ngữ pháp mà lại vẫn nói đúng?
Bạn có thể xem kỹ hơn tại clip này: BẤM ĐỂ XEM
Dừng việc học ngữ pháp vô dụng
Bạn đã tốn quá nhiều năm để học ngữ pháp rồi mà kết quả không thấy đâu thì cớ gì phải tiếp tục lưu luyến với nó? CHIA TAY ĐI!
À tất nhiên! Ngữ pháp sẽ tốt trong khi viết lách, bởi khi viết lách bạn có rất nhiều thời gian để suy nghĩ, chỉnh sửa sao cho nó ngon lành cành đào. Bạn còn có thể nhờ người khác xem hộ sau đó chỉnh sửa tiếp. Nhưng khi giao tiếp bạn đâu có thời gian?
Ví khi tôi là một người nước ngoài đang đi ngoài đường và tiến tới bạn rồi hỏi: Hello! I’m sorry! I’m lost! Could you tell me where the bus station is? Bạn có thời gian để phân tích xem mình nên dùng thì gì để nói cho sang mồm không? Bạn có bảo người ta chờ một tí để tôi nghĩ xem cấu trúc gì không? Không! Bạn phải trả lời ngay: Oh! I’m sorry to hear that! It’s right there. You just need to go ahead for 200 meters and then turn right! Đó mới là cách giao tiếp bằng lời nói!
Ngữ pháp khiến bạn suy nghĩ quá nhiều, nó tạo cho bạn thói quen phân tích tiếng Anh và khiến cho bạn không thể bật ngay ra được nếu ăn may.
Vậy nên, hãy dừng ngay việc học ngữ pháp khổ sở trong sách vở lại. Hãy đốt hết sách ngữ pháp của bạn đi.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tuyệt hơn thế gấp vạn lần!
Quy tắc quan trọng nhất “NGHE – NGHE – NGHE và NGHE”
Không cắm mặt vào làm bài tập ngữ pháp nữa thì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để nghe. Việc này quá đỗi dễ dàng mà lại hiệu quả xuất sắc. Bạn sẽ trách mình tại sao không biết sớm hơn. Còn cách học tiếng Anh nào dễ hơn việc nghe nữa?
Nhưng thật đáng buồn là ở trường chúng ta chỉ được học nghe rất ít thời gian. Thậm chí tôi còn không còn ấn tượng gì nữa ấy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh “điếc tiếng Anh”.
Làm sao bạn có thể hiểu được đối phương nói gì khi chẳng bao giờ nghe? Khi nghe ra rồi thì bắt đầu “à từ này mình biết”! Vâng! Bạn biết rất nhiều từ vựng, nhưng cũng chỉ là hàng tồn kho. Không biết sử dụng thế nào? Trong suốt những năm qua bạn chỉ được luyện mắt mà thôi.
Vậy nghe thế nào? Nghe tiếng Anh dễ, ngôn ngữ mà người ta sử dụng hàng ngày. Không phải thứ cao siêu như BBC, CNN,…tin tôi đi, những người khuyên bạn nghe thời sự như vậy rơi vào 2 trường hợp:
- Trình độ đỉnh cao.
- Nói phét.
Bạn chỉ cần nghe tiếng Anh dễ, hàng ngày ví dụ như: “Carlos bought a new car. It was huge, blue and fast car. While driving down the street, he saw a girl on a bicycle. She had long blonde hair and was beautiful!” rất đơn giản phải không? Đó chính là cách người nước ngoài giao tiếp.
Họ không rảnh đến nỗi làm khó người đối diện đâu. Bạn cũng chẳng bao giờ bắt gặp một người nước ngoài nào sử dụng tiếng lóng, ca dao tục ngữ hay danh ngôn khi nói chuyện với một người ngoại quốc khác.
Nhưng bạn sẽ thấy những người mới tập tọe, bốp chát được vài câu cao siêu đi chém gió để hù thiên hạ thôi chứ chả có tác dụng mẹ gì. Đấy là những người thích thể hiện. Tôi không khuyến khích bạn trở thành loại người như thế. Hãy khiêm tốn.
Ngày nào cũng nghe, như việc ăn cơm của bạn vậy. Nếu không ăn bạn sẽ chết đói. Tương tự nếu không nghe tiếng Anh bạn sẽ chết “ngu” chẳng hạn. Just kidding! Don’t get mad at me!
Nghe hàng ngày – khả năng nói của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng!
Nghe hàng ngày – bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng!
Nghe hàng ngày và bạn sẽ nói tiếng Anh trôi chảy, dễ dàng!
Giờ là thời điểm để học bằng TAI, TỜ AI TAI!
Học chậm, kỹ, chắc cú
Khoét sâu trở lại nỗi nhục học hành bao nhiêu năm ở trường nhưng vẫn chẳng có gì sót lại sau khi đi làm. Bạn biết tại sao không? Tại vì bạn bị học quá nhiều thứ! Quá nhiều thứ chỉ phục vụ mục đích duy nhất là thi cử. Cưỡi ngựa xem hoa!
Thi xong = hết giá trị lợi dụng = chữ thầy trả thầy = 0.
Lý Tiểu Long từng nói: “Tôi không sợ người tập 10.000 cú đá. Tôi chỉ sợ người tập cú đá đó 10.000 lần!”.
Tương tự với tiếng Anh. Tôi không sợ người thuộc ngữ pháp như cháo chảy. Tôi chỉ khâm phục những người không biết ngữ pháp mà vẫn chém gió vâm vâm như ông lão trong clip này. Các bạn trẻ hãy xem đây là tấm gương sáng mà biết nhục để phấn đấu.
Bạn không cần học nhiều, một tháng chỉ cần học 1 bài nhưng có thể kể lại trôi chảy, có thể trả lời mọi câu hỏi, có thể đặt mọi câu hỏi liên quan đến bài đó.
Hãy thật lòng! Trong thời điểm này bạn có làm được điều đó? Nếu tự tin hãy nhắn tin qua Facebook cho tôi và chúng ta sẽ cùng nói chuyện về nó.
Học ngữ pháp qua “Point of View Story”
Cùng một câu chuyện nhưng được kể theo nhiều thì khác nhau.
Nhưng cốt lõi vẫn là nghe. Bạn nghe đều đặn.
Giống như Michael Jordan vua bóng rổ một thời, anh ấy không đọc sách dậy chơi bóng rổ. Mà anh ấy học tập từ những tay chơi cừ khôi và luyện tập việc cơ bản nhất đó là ném bóng hàng ngày.
Và chúng ta có một vua bóng rổ Michael Jordan.
Bằng việc nghe cùng một câu chuyện nhưng ở một thời điểm khác nhau bạn sẽ học ngữ pháp một cách tự động mà không cần làm bài tập. Đây chính là lý do tôi khuyên bạn nên đốt hết sách ngữ pháp!
Học tiếng Anh thực tế, đốt sách giáo khoa đi!
Một lần nữa tôi khuyên bạn đốt tiếp đống sách giáo khoa của mình đi! Thay vào đó hãy học tiếng Anh thực tế, từ những người thực tế. Từ phim ảnh, báo chí, quảng cáo,…
Yên tâm! Tôi sẽ cung cấp tài liệu chuẩn quốc tế cho bạn. Tất cả đều được biên soạn kỹ càng và 100% là tiếng Anh giao tiếp thực tế! Người mỹ nói gì chúng ta sẽ học như thế!
Thử tưởng tượng, nếu bạn học toàn tiếng Anh thực tế, thông dụng thì khi giao tiếp với tây ba lô sẽ thế nào?
Cuối cùng, nghe và trả lời câu hỏi
Mẹo cuối cùng vô cùng dễ, có sức mạnh vô cùng lớn! Nghe và trả lời câu hỏi.
Trước đây bạn đã quá quen với việc: “Class! Listen and repeat after me!”.
“Teacher: Hello! How are you!
Student: Hello! How are you!
Teacher: I’m fine! Thank you and you!”
Ahahahaah nó chẳng có tác dụng gì cả!
Việc bạn phải làm đó là nghe và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Carlos bought a new car.
- What did he buy? => He bought a new car!
- Did he buy a new car? => Yessss! He bought a new car!
- Who bought a new car? => Carlos! Carlos bought a new car!
Đó mới là cách chính xác bạn phải làm. Đoán xem bạn sẽ học được gì từ việc này?
- Tốc độ phản xạ của bạn sẽ tăng chóng mặt.
- Cách dự đoán câu hỏi xuất sắc.
- Trả lời câu hỏi với tốc độ cao và đúng ngữ pháp tự động
Chẳng phải quá tuyệt vời sao?
Làm thế nào để sử dụng Các bài học
Mỗi chủ đề có ít nhất 4 bài học khác nhau. Tất cả các bài học trong một chủ đề có cùng tên, ví dụ “Secret Love”. Những bài học đi với nhau. Mỗi ngày, bạn sẽ lắng nghe tất cả những bài học trong một chủ đề (tất cả các bài học có cùng tên).
Bạn sẽ học một bài học trong vòng 1 đến 2 tuần 3 tuần hay thậm chí 1 tháng.
Điều này là rất quan trọng. Bạn sẽ chỉ cải thiện một cách nhanh chóng nếu bạn thực hiện theo phương pháp này.
Một số bộ có nhiều hơn 4 bài học. Bao gồm:
* A Text Article (Adobe. Pdf file)
Đọc các bài viết và xem xét các danh sách từ nếu có. Không nên “học” nó. Đừng cố gắng ghi nhớ nó.
Chỉ cần đọc nó một vài lần mỗi ngày và xem lại các từ mới (một cách thoải mái). Sử dụng từ điển để dịch các từ khó, nếu cần thiết.
* Bài Từ vựng Vocabulary Lesson (MP3)
Chỉ cần nghe. Đừng cố gắng để ghi nhớ các từ. Chỉ cần nghe bài học này 1-3 lần.
* *Mini-Story Lessons (MP3)
Đây là bài học mạnh mẽ nhất. Lần đầu tiên, chỉ cần lắng nghe. Sau đó, lắng nghe và tạm dừng sau mỗi câu hỏi.
Trả lời to từng câu hỏi. Tiếp tục tạm dừng và trả lời sau mỗi câu hỏi. Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu tất cả mọi thứ. Đừng lo lắng về những sai lầm.
Trong Mini-Story, sẽ có ba điều:
1. Tôi sẽ nói một câu chủ đề. Sau đó, bạn chỉ cần nói, “Ahhhh”hoặc “Ohhhh”.
2. Tôi sẽ hỏi một câu hỏi mà bạn biết câu trả lời. Chỉ cần trả lời câu hỏi. Bạn không cần câu trả lời với một câu. Bạn có thể trả lời với một hoặc hai từ duy nhất.
3. Tôi sẽ hỏi một câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời. Hãy phỏng đoán. Hét to sự phỏng đoán đó ngay lập tức.
Một lần nữa, bạn có thể đoán chỉ với một (hoặc vài) từ. Câu hoàn chỉnh là không cần thiết.
Khi bạn trả lời một câu hỏi, đừng lo lắng về câu trả lời chính xác. Nói một câu trả lời đúng và chính xác không quan trọng. Điều quan trọng nhất là tốc độ. Cố gắng trả lời nhanh nhất có thể. Tốc độ là mục tiêu của bạn.
Cuối cùng cố gắng trả lời ngay lập tức, mà không sử dụng nút tạm dừng của bạn (điều này có thể mất hai tuần hoặc thậm chí hơn).
Mini-Story rất quan trọng trong hệ thống bài học Effortless English bạn cần nghe tới khi có thể kể lại trôi chảy và trả lời được tất cả các câu hỏi.
* Audio Article (MP3)
Chỉ cần nghe. Thư giãn và tận hưởng nó một vài lần.
* Point of View Mini-Stories
Đây là một cách để cải thiện sự lưu loát ngữ pháp, mà không cần học. Chỉ cần lắng nghe một cách cẩn thận. Thư giãn. Không suy nghĩ về quy tắc ngữ pháp.
Tập trung vào Mini – Story toàn bộ thời gian của bạn. Những thứ còn lại không quan trọng!
Nghe đều đặn tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày. Bạn có thể nghe lúc dậy sớm, vệ sinh cá nhân, lúc đi làm, lúc nghỉ trưa, lúc chạy bộ và trước khi đi ngủ. Miễn là đủ tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày.
Đừng quên tôi đã từng nghe 12 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng liên tục. Bạn có thể nghe bao nhiêu tùy thích, miễn là đủ tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày.
Done! Vậy là chúng ta đã xong phần lý thuyết! Giờ là lúc HÀNH ĐỘNG!
Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì tôi ở đây:
- Facebook chính chủ Steve Phạm
- Email: info@anhshare.com
- Mobile: 096 263 3646
Mong sớm được nghe tin vui từ bạn!
Trả lời